1. Đại cương
Mụn trứng cá thường liên quan tới lứa tuổi thiếu niên và người trưởng thành, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Sự xuất hiện của mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi đôi khi là biểu hiện của sự nam hóa và có thể báo hiệu sự phát triển trứng cá nặng ở tuổi vị thành niên. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi cần phải được phân biệt với các tình trạng bệnh lý khác.
2. Một số khái niệm
Mụn mủ đầu mặt ở trẻ sơ sinh (neonatal cephalic pustulosis –NCP ): sẩn, mụn mủ khu trú ở mặt, thường ở má, cằm, trán, mi mắt, ít hơn ở ngực, da đầu, cổ, không có nhân, liên quan đến Malassezia.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh (neonatal acne): xuất hiện trong 4 tuần đầu sau khi sinh, tổn thương phổ biến nhất là sẩn, mụn mủ, tự giới hạn, thường tự khỏi sau 4 tuần – 3 tháng, thường gặp ở nam.
Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi (infantile acne): khởi phát muộn hơn, thường từ tháng thứ 3-6, tổn thương đa dạng: nhân , sẩn, mụn mủ, cục, nang, có thể để lại sẹo
3. Mụn mủ đầu mặt ở trẻ sơ sinh (neonatal cephalic pustulosis –NCP )
3.1. Căn nguyên
Căn nguyên chưa rõ ràng, được cho rằng có liên quan đến phản ứng viêm với Malassezia, không liên quan đến tuyến bã.
3.2. Lâm sàng
Vị trí: tập trung ở mặt, thường xuất hiện ở trán, mi mắt, má, cằm
Tổn thương là các mụn mủ nông có thể liên kết lại với nhau, không có nhân.
3.3. Điều trị
- Phần lớn các trường hợp nhẹ, có thể được điều trị bằng rửa mặt hàng ngày bằng xà phòng và nước.
- Tránh dùng các sản phẩm dầu dưỡng, lotion.
- Có thể bôi: ketoconazole 2% 2 lần/ngày hoặc hydrocortisone 1% 1 lần/ngày để nhanh loại bỏ tổn thương
- Thường tự khỏi sau 4 tháng, không để lại sẹo, không tăng nguy cơ mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên.
4. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
4.1. Căn nguyên
Do tăng kích thước tuyến bã, tăng tiết bã nhờn:
- Liên quan đến sản xuất dehyroepiandrosteron của tuyến thượng thận, đến 1 tuổi nồng độ chất này giảm xuống theo sự phát triển của tuyến thượng thận.
- Andorgen từ tinh hoàn -> tỉ lệ trẻ nam hay gặp hơn.
- Androgen từ mẹ.
4.2. Lâm sàng
Thường gặp ở 4 tuần đầu sau sinh, tỉ lệ gặp ở trẻ nam cao hơn. Tổn thương là các nhân đóng ở trán, mũi, má. Ít gặp: nhân mở, sẩn viêm, mụn mủ.
4.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm nang lông do vi khuẩn
- Herpes simplex, varicella zoster
- Erythema toxicum neonatorum: xuất hiện trong 24-48 giờ sau sinh, tổn thương là các dát, sẩn đỏ nhanh chóng hóa mủ trên nền dát đỏ, thường tự hết sau 5-7 ngày mà không cần điều trị
- Milia, miliaria
- Phát ban do thuốc: hydantoin, lithium…
4.4. Điều trị
- Hầu hết tự khỏi sau 1-3 tháng mà không cần điều trị
- Mụn nhân: acid azelaic 20%; tretinoin 0,025%- 0,05%
- Tổn thương viêm: erythromycin 2%; benzoyl peroxide gel 2,5%
5. Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi (Infantile acne)
5.1. Cơ chế bệnh sinh
Chưa rõ ràng, có thể liên quan đến:
- Di truyền: kích thước và hoạt động của tuyến bã nhờn, khả năng để lại sẹo
- Sản xuất LH, testosterone từ tinh hoàn từ tháng 6-12 ở trẻ nam, sản xuất DHEA từ tuyến thượng thận
- Hầu hết không có bất thường.
5.2. Lâm sàng
Xuất hiện muộn hơn so với trứng cá ở trẻ sơ sinh: thường từ tháng 3-6, thường gặp ở trẻ nam, liên quan đến tiền sử gia đình.
Tổn thương là các nhân, mụn mủ, sẩn viêm, cục, nang, có thể để lại sẹo.
5.3. Chẩn đoán phân biệt
- Trứng cá do sản phẩm bôi (thuốc mỡ, kem, dầu dưỡng): thường mất sau 6-8 tuần từ khi ngừng sản phẩm bôi.
- Corticosteroid toàn thân, tại chỗ hoặc hít có thể gây phát ban dạng trứng cá, hay gặp ở quanh miệng, quanh mũi, quanh mắt hoặc ở bộ phận sinh dục ở trẻ nữ
- Trường hợp mụn viêm nặng, trứng cá bọc, không thuyên giảm: cần đánh giá tình trạng thừa androgen do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u tuyến sinh dục, u tuyến thượng thận hoặc dậy thì sớm. Các xét nghiệm cơ bản cần làm để đánh giá: đo tuổi xương, đo nồng độ FSH, LH, Testosterone, DHEAS
5.4. Điều trị
- Có thể cần điều trị lâu dài, nguy cơ tái phát nặng ở tuổi dậy thì.
- Tại chỗ: retinoid (tretinoin), benzoyl peroxid 2,5%, kháng sinh (clindamycin, erythromycin)
- Toàn thân: erythromycin 125-250mg x 2 lần/ngày
- Tránh kích ứng do liệu pháp bôi: bôi diện tích nhỏ, tăng dần, ban đầu bôi cách ngày và tăng lên khi đã dung nạp.
Kết luận:
- Mụn mủ đầu mặt ở trẻ sơ sinh: phản ứng của da với Malassezia, mụn mủ, không có nhân, thường không cần điều trị.
- Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: xuất hiện trong 4 tuần đầu, thường tự giới hạn, tự khỏi không để lại sẹo.
- Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi: xuất hiện 3-6 tháng, tổn thương đa dạng hơn trứng cá ở trẻ sơ sinh, có thể để lại sẹo, có liên quan đến mụn trứng cá nặng hơn vào tuổi dậy thì.
Tài liệu tham khảo:
1. Serna-Tamayo et al. – Neonatal and Infantile Acne Vulgaris An Update
2. Vesicular, pustular, and bullous lesions in the newborn and infant – UpToDate