Điều trị bệnh trứng cá đỏ

     Trứng cá đỏ có biểu hiện là ban đỏ mãn tính ở vùng trung tâm mặt. Tuổi mắc bệnh  từ 30 – 60 tuổi. Bệnh hay gặp ở người da trắng. Thương tổn có thể xuất hiện trong thời gian ngắn, dễ tái phát, hoặc ban đỏ tồn tại vĩnh viễn. Bệnh trứng cá đỏ không phải là bệnh trứng cá vì nó không có liên quan gì đến bệnh trứng cá thông thường, không có nhân đen trên thương tổn.

  * Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ:
     Các yếu tố như môi trường, yếu tố gây viêm mạch máu, tiếp xúc với tia cực tím lâu ngày được cho là gây lên trứng cá đỏ.
     Xuất hiện đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của da là rất quan trọng. Người ta đã quan sát thấy nồng độ cao peptide kháng khuẩn như cathelicidins trong bệnh trứng cá đỏ. Cathelicidins không những thúc đẩy quá trình thoát nhiều bạch cầu trung tính vào da, mà nó còn gây giãn mạch máu tại da. Dịch thoát khỏi mạch máu bị giãn gây phù nề, các citokin tiền viêm xâm nhập vào da làm tăng quá trình viêm.
     Các enzym protein kim loại mầm như enzym collagen, enzym sợi chun cũng xuất hiện tại thương tổn. Bình thường các enzym này có tác dụng làm lành vết thương và kiến tạo mạch máu. Ngược lại, trong bệnh trứng cá đỏ thì nồng độ cao của các enzym này có thể kích thích quá trình viêm, làm dày và cứng da.
     Kem dưỡng da mặt, bôi steroid làm bệnh nặng hơn.
     * Triệu chứng lâm sàng bệnh trứng cá đỏ:
     – Da mặt xuất hiện các sẩn màu đỏ hoặc mụn mủ. Thương tổn có hình vòm. Bệnh không có mụn đầu đen, không có mụn đầu trắng, hoặc mụn bọc. Vùng tổn thương đỏ, phù nề, có vảy tiết.

– Nhìn rõ các mạch máu tại vùng da đỏ.

– Sẩn mủ và mụn mủ xuất hiện trên mũi, trán, má, cằm. Có thể xuất hiện tại chi trên và thân người.

– Da mặt khô, nứt nẻ.

– Uống rượu, ăn thức ăn cay nóng, tiếp xúc với ánh nắng làm bệnh trầm trọng hơn.

– Vùng tổn thương nhạy cảm: cảm giác rát bỏng, đau, đặc biệt rõ khi trang điểm  hoặc dùng kem dưỡng da.

– Mắt có biểu hiện đỏ, đau, viêm bờ mi, viêm kết mạc.

– Mũi dày da, phì đại, biến dạng, lỗ nang lông giãn rộng gọi là mũi sư tử.

– Sưng phù, dày bờ mi gọi là bờ mi sư tử.

– Đỏ da, phù nề lâu ngày ở trên mặt do tắc nghẽn bạch huyết.

Chẩn đoán: chẩn đoán trứng cá đỏ dựa vào lâm sàng.  

Chẩn đoán phân biệt:

Trứng cá thông thường, mụn mủ vùng mặt, trứng cá đỏ do steroid, viêm quanh miệng, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc.
     * Điều trị trứng cá đỏ bằng dụng thuốc:

     Có tác dụng kháng viêm, giảm nề đỏ. Cần loại bỏ các yếu tố gây trứng cá đỏ như kem dưỡng da dạng dầu, steroid, ăn thức ăn cay nóng, tránh ánh sáng mặt trời.
     Tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và PHCN – Bệnh viện Da liễu Trung ương – 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội điều trị giãn mạch, đỏ da ở trứng cá đỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0228 3647235