1. Đại cương
Mụn trứng cá thường liên quan tới lứa tuổi thiếu niên và người trưởng thành, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Sự xuất hiện của mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi đôi khi là biểu hiện của sự nam hóa và có thể báo hiệu sự phát triển trứng cá nặng ở tuổi vị thành niên. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi cần phải được phân biệt với các tình trạng bệnh lý khác.
2. Một số khái niệm
Mụn mủ đầu mặt ở trẻ sơ sinh (neonatal cephalic pustulosis –NCP ): sẩn, mụn mủ khu trú ở mặt, thường ở má, cằm, trán, mi mắt, ít hơn ở ngực, da đầu, cổ, không có nhân, liên quan đến Malassezia.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh (neonatal acne): xuất hiện trong 4 tuần đầu sau khi sinh, tổn thương phổ biến nhất là sẩn, mụn mủ, tự giới hạn, thường tự khỏi sau 4 tuần – 3 tháng, thường gặp ở nam.
Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi (infantile acne): khởi phát muộn hơn, thường từ tháng thứ 3-6, tổn thương đa dạng: nhân , sẩn, mụn mủ, cục, nang, có thể để lại sẹo
3. Mụn mủ đầu mặt ở trẻ sơ sinh (neonatal cephalic pustulosis –NCP )
3.1. Căn nguyên
Căn nguyên chưa rõ ràng, được cho rằng có liên quan đến phản ứng viêm với Malassezia, không liên quan đến tuyến bã.
3.2. Lâm sàng
Vị trí: tập trung ở mặt, thường xuất hiện ở trán, mi mắt, má, cằm
Tổn thương là các mụn mủ nông có thể liên kết lại với nhau, không có nhân.
3.3. Điều trị
- Phần lớn các trường hợp nhẹ, có thể được điều trị bằng rửa mặt hàng ngày bằng xà phòng và nước.
- Tránh dùng các sản phẩm dầu dưỡng, lotion.
- Có thể bôi: ketoconazole 2% 2 lần/ngày hoặc hydrocortisone 1% 1 lần/ngày để nhanh loại bỏ tổn thương
- Thường tự khỏi sau 4 tháng, không để lại sẹo, không tăng nguy cơ mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên.
4. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
4.1. Căn nguyên
Do tăng kích thước tuyến bã, tăng tiết bã nhờn:
- Liên quan đến sản xuất dehyroepiandrosteron của tuyến thượng thận, đến 1 tuổi nồng độ chất này giảm xuống theo sự phát triển của tuyến thượng thận.
- Andorgen từ tinh hoàn -> tỉ lệ trẻ nam hay gặp hơn.
- Androgen từ mẹ.
4.2. Lâm sàng
Thường gặp ở 4 tuần đầu sau sinh, tỉ lệ gặp ở trẻ nam cao hơn. Tổn thương là các nhân đóng ở trán, mũi, má. Ít gặp: nhân mở, sẩn viêm, mụn mủ.
4.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm nang lông do vi khuẩn
- Herpes simplex, varicella zoster
- Erythema toxicum neonatorum: xuất hiện trong 24-48 giờ sau sinh, tổn thương là các dát, sẩn đỏ nhanh chóng hóa mủ trên nền dát đỏ, thường tự hết sau 5-7 ngày mà không cần điều trị
- Milia, miliaria
- Phát ban do thuốc: hydantoin, lithium…
4.4. Điều trị
- Hầu hết tự khỏi sau 1-3 tháng mà không cần điều trị
- Mụn nhân: acid azelaic 20%; tretinoin 0,025%- 0,05%
- Tổn thương viêm: erythromycin 2%; benzoyl peroxide gel 2,5%
5. Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi (Infantile acne)
5.1. Cơ chế bệnh sinh
Chưa rõ ràng, có thể liên quan đến:
- Di truyền: kích thước và hoạt động của tuyến bã nhờn, khả năng để lại sẹo
- Sản xuất LH, testosterone từ tinh hoàn từ tháng 6-12 ở trẻ nam, sản xuất DHEA từ tuyến thượng thận
- Hầu hết không có bất thường.
5.2. Lâm sàng
Xuất hiện muộn hơn so với trứng cá ở trẻ sơ sinh: thường từ tháng 3-6, thường gặp ở trẻ nam, liên quan đến tiền sử gia đình.
Tổn thương là các nhân, mụn mủ, sẩn viêm, cục, nang, có thể để lại sẹo.
5.3. Chẩn đoán phân biệt
- Trứng cá do sản phẩm bôi (thuốc mỡ, kem, dầu dưỡng): thường mất sau 6-8 tuần từ khi ngừng sản phẩm bôi.
- Corticosteroid toàn thân, tại chỗ hoặc hít có thể gây phát ban dạng trứng cá, hay gặp ở quanh miệng, quanh mũi, quanh mắt hoặc ở bộ phận sinh dục ở trẻ nữ
- Trường hợp mụn viêm nặng, trứng cá bọc, không thuyên giảm: cần đánh giá tình trạng thừa androgen do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, u tuyến sinh dục, u tuyến thượng thận hoặc dậy thì sớm. Các xét nghiệm cơ bản cần làm để đánh giá: đo tuổi xương, đo nồng độ FSH, LH, Testosterone, DHEAS
5.4. Điều trị
- Có thể cần điều trị lâu dài, nguy cơ tái phát nặng ở tuổi dậy thì.
- Tại chỗ: retinoid (tretinoin), benzoyl peroxid 2,5%, kháng sinh (clindamycin, erythromycin)
- Toàn thân: erythromycin 125-250mg x 2 lần/ngày
- Tránh kích ứng do liệu pháp bôi: bôi diện tích nhỏ, tăng dần, ban đầu bôi cách ngày và tăng lên khi đã dung nạp.
Kết luận:
- Mụn mủ đầu mặt ở trẻ sơ sinh: phản ứng của da với Malassezia, mụn mủ, không có nhân, thường không cần điều trị.
- Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: xuất hiện trong 4 tuần đầu, thường tự giới hạn, tự khỏi không để lại sẹo.
- Mụn trứng cá ở trẻ nhũ nhi: xuất hiện 3-6 tháng, tổn thương đa dạng hơn trứng cá ở trẻ sơ sinh, có thể để lại sẹo, có liên quan đến mụn trứng cá nặng hơn vào tuổi dậy thì.
Tài liệu tham khảo:
1. Serna-Tamayo et al. – Neonatal and Infantile Acne Vulgaris An Update
2. Vesicular, pustular, and bullous lesions in the newborn and infant – UpToDate
- Hội nghị Viên chức – Người lao động năm 2023
- HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TỈNH NAM ĐỊNH
- Tái tạo da mặt bằng hóa chất
- Báo Nam Định điện tử: Tiến tới loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện
- Bệnh viện Da liễu tỉnh Nam Định tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” và khẩu hiệu “Chào mừng Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10”